Gần đây, trên Facebook, “cái nư” được người dùng mạng sử dụng khá nhiều. Từ này nghe khá lạ với người miền Bắc, nhưng lại khá quen với các miền còn lại. Theo tìm hiểu của GOICUOC thì cái nư có nhiều nghĩa, ở mỗi ngữ cảnh khác nhau nó lại được hiểu theo một nghĩa khác.
Cái nư là cơn giận
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giảng ̶>Cái nư là cơn giậnà là phương ngữ, có nghĩa là cơn giận.
Ví dụ:
- Cho đã cái nư tao = Cho đã cơn giận tao.
- Nói chưa đã nư = Nói chưa đã giận
- Đã nư = Đã cơn giận
- Khóc cho đã nư = Khóc cho hả giận (Kiểu giận bù lu bù loa của trẻ con).
- Nư lên = Giận đi ( thường dùng với trẻ con bắt đầu gào khóc, làm nũng, hoặc dùng để nói ai bắt đầu lên cơn giận, bù lu bù loa).
Nư là tình trạng gây khó dễ, khó khăn cho ai đó
Theo từ điển Từ ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín thì “Nư” là tình trạng gây khó dễ, khó khăn cho ai đó.
Ví dụ:
- Làm nư = Làm mình làm >Nư là tình trạng gây khó dễ, khó khăn cho ai đóh).
Cái nư cũng có nghĩa là cái bụng
Ở một ngữ cảnh khác, cái nư lại có nghĩa là cái bụng.
Ví dụ:
- Ăn cho đã cái nư = Ăn cho đã cái bụng.
- Uống cho đã cái nư = Uống cho đã cái bụng.
- Vừa cái nư = Vừa cái bụng.
- Đã nư = Đã bụng. Cái nư cũng có nghĩa là cái bụng/h2>
- Không chấp nhận được “cái nư” ăn của Lâm Vỹ Dạ = Không chấp nhận được cái nết ăn của Lâm Vỹ Dạ.
- Con này cái nư hung dữ = Con này cái nết hung dữ.
Cái nư còn là nết, nếp với nghĩa tiêu cực.
Ví dụ:
Cái nư cũng được hiểu theo cách nói về sở thích
Cái nư cũng được hiểu theo cách là nói về sở thích. Khi ta nhìn thấy một chú gấu bông, ta nói “thích cái nư này ghê” thì được hiểu như thích con gấu bông này ghê. Hay bạn thích gu một chàng trai đẹp trai, hiền lành, ấm áp. Bạn thấy một chàng trai kiểu vậy, bạn có thể nói tắt kiểu “thích cái nư này nè” được hiểu là bạn thích gu chàng trai như vậy.